Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo thiên nhiên & nhân tạo
March 23, 2017
Breath blog 2
April 7, 2017

Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo (冬蟲夏草) là một loài thuốc quý hiếm, mang trong mình nhiều thành phần dinh dưỡng có tác dụng lớn đối với con người. Từ quan sát thực tế, loại thảo dược này mùa đông giống con sâu (côn trùng), mùa hè trông giống một loài thực vật (thảo mộc), nên gọi là “Đông trùng hạ thảo”.

Hàng năm, vào mùa đông, một loài nấm thuộc chi Cordyceps   ký sinh trên sâu non của một loại sâu thuộc họ sâu cánh bướm trong chi Thitarodes. Thường gặp nhất là sâu non của loài Thitarodes baimaensis hoặc Thitarodes armoricanus. Ngoài ra còn 46 loài khác thuộc chi Thitarodes cũng có thể bị nấm Cordyceps sinensis ký sinh. Nấm và sâu dựa vào nhau mà tồn tại. Con sâu non nằm ở dưới đất, nấm phát triển vào toàn thân con sâu để hút chất trong con sâu làm cho nó chết. Sang mùa hạ, nấm sinh cơ chất (stroma) mọc chồi khỏi mặt đất, nhưng gốc vẫn dính liền vào đầu sâu, đào lấy tất cả xác sâu và nấm dể dùng. Đông trùng hạ thảo được dùng để làm thuốc bao gồm cả nấm và sâu, đến tháng sáu hoặc bảy âm lịch thì thu lượm. Sau đó rửa sạch, phơi khô, phun rượu vào rồi phơi khô hẳn. Bó thành từng bó từ 10 đến 15 con.

Vị thuốc này gồm có phần sâu non dài 2,5 đến 3 cm, đường kính 3 đến 5 mm. Từ đầu con sâu mọc ra một nấm thân hình trụ đặc biệt có 2 hoặc 3 con sâu. Thân nấm thường dài từ 3 đến 6 cm, cũng có thân dài 11 cm. Phía dưới thân nấm có đường kính 1,5 đến 4 mmm, phía trên to phình ra, cuối cùng lại thon nhọn. Khi thân nấm còn non phía trong đặc, lúc già rỗng. Dùng kính hiển vi ta sẽ thấy phần phình to vỏ sần sùi …

Đông trùng hạ thảo còn gọi là  Trùng thảo, hay Hạ thảo đông trùng. Tên khoa học là Cordyceps sinensis (Berk) Sacc, thuộc bộ Nang khuẩn Ascomycete, họ nhục tòa khuẩn Hypocreaceae.

Đông trùng hạ thảo là sản phẩm xuất hiện ở những cao nguyên cao hơn mặt biển từ 4.000 đến 5.000 m như: Nepan, Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam …

 

Thành phần hóa học

Các phân tích hoá học cho thấy, trong Đông trùng hạ thảo có 17 animo acids khác nhau, có D-mannitol, có lipids, có nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na v.v..). Quan trọng hơn là trong Đông trùng hạ thảo có nhiều hoạt chất sinh học các nhà khoa học đang phát hiện dần dần ra nhờ các tiến bộ của ngành hoá học. Những hoạt chất này có giá trị dược liệu cao. Trong đó phải kể đến cordiceptic acids, cordycepin, adenosin, hydroxyethyl-adenosine. Đáng chú ý hơn cả là nhóm hoạt chất HEAA  (Hydroxy –Etyl – Adenosin- analogs). Đông trùng hạ thảo còn có chứa nhiều loại vitamin (trong 100 g đông trùng hạ thảo có 0,12g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K…)

 

Công dụng của Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo đã được y học cổ truyền sử dụng từ lâu đời. Trong cuốn “Bản thảo cương mục thập di” (本草綱目拾遺)  nhà dược vật học Triệu Học Mẫn (赵学敏) biên soạn năm 30 thời Càn Long nhà Thanh (1765) ghi rõ: Đông trùng hạ thảo, vị ngọt, tính bình, quy vào các kinh phế (phổi), thận, có công năng bổ phổi, ích thận, cầm máu, tiêu đàm,  được dùng để chữa nhiều bệnh như tăng cường sinh lực, tăng sức đề kháng, có tác dụng tuyệt vời trong hỗ trợ và điều trị các bệnh về tim mạch, thận, phổi; tăng cường sinh lý và hồi phục sức khoẻ sau khi bệnh hoặc  sau phẫu thuật.

Năm Vạn Lịch thứ 6 đời nhà Minh (1578), trải qua 3 lần viết đi viết lại, danh y Lý Thời Trân (李时珍) hoàn thành bộ Bản thảo cương mục (本草綱目)ông  từng bỏ ra 27 năm sưu tầm trên 800 tài liệu khác nhau và đích thân đến các địa phương khảo sát các loại cây cỏ, loài vật và những thứ có thể dùng làm thuốc trong Đông y. Tinh thần làm việc không mệt mỏi vì nghề thuốc khiến Lý Thời Trân được so sánh với Thần Nông (神农), nhân vật huyền thoại trong lịch sử Trung Hoa từng dạy nghề nông    và nghề y cho người dân. Đây được coi là bộ sách dược vật hoàn chỉnh nhất của Đông y. Tiếp nối cuốn  Bản thảo cương mục  của Lý Thời Trân là bộ Chứng loại bản thảo (证类本草) của Đường Thận Vy (唐慎微),đời Tống. Năm 30 thời Càn Long nhà Thanh (1765), nhà dược vật học Triệu Học Mẫn dựa vào 2 bộ sách trên soạn thành bộ Bản thảo cương mục thập di (本草綱目拾遺) với mục đích bổ sung cho Bản thảo cương mục của danh y Lý Thời Trân. Bộ sách này bổ sung thêm 716 loại cây thuốc, 161 loại đơn thuốc và sửa lại 34 lỗi trong bộ Bản thảo cương mục.

Đông trùng hạ thảo vị ngọt, tác dụng điều hoà nội tiết tố, tăng cường cung cấp oxy và lưu thông máu, trung hòa độc tố và chất thải trong cơ thể, từ đó ngăn chặn quá trình lão hoá …  Vị thuốc này giúp ăn ngon, ngủ ngon và tinh thần thoải mái, sảng khoái hơn, giảm bớt những căng thẳng mệt mỏi gây ra bởi sự rối loạn nội tiết tố. Bởi vậy, không phải tự nhiên mà Đông trùng hạ thảo trở thành một thần dược quý hiếm, được vua chúa thời xưa tin dùng.

 

Tác dụng của Đông trùng hạ thảo

Các nghiên cứu y học và dược học đã chứng minh được các tác dụng sau đây của Đông trùng hạ thảo:

1-Chống lại tác dụng xấu của các tân dược đối với thận, thí dụ đối với độc tính của Cephalosporin A.

2-Bảo vệ thận trong trường hợp gặp tổn thương  do thiếu máu.

3-Chống sự suy thoái của thận, xúc tiến việc tái sinh và phục hồi các tế bào bảo quản thận

4-Hạ huyết áp

5-Chống hiện tượng thiếu máu cơ tim

6- Ổn định nhịp đập của tim

7-Tăng cường tính miễn dịch

8- Điều tiết tính miễn dịch

9-Tăng cường năng lực thực bào của các tế bào miễn dịch

10-Tăng cường tác dụng của nội tiết tố tuyến thượng thận và làm trương nở các nhánh khí quản.

11-Tăng cường dịch tiết trong khí quản và trừ đờm

12- Ngăn chặn quá trình lão hoá

13- Hạn chế bệnh tật của tuổi già

14-Nâng cao năng lực chống ung thư

15- Chống lại tình trạng thiếu oxygen

16- Tăng cường tác dụng lưu thông máu

17- Hạn chế tác hại của tia gamma đối với cơ thể

18- Tăng cường tác dụng an thần, trấn tĩnh thần kinh

19-Tăng cường việc điều tiết nồng độ đường trong máu

20-Giảm cholesterol trong máu và chống xơ vữa động mạch.

21-Xúc tiến  tác dụng của các nội tiết tố (hormone).

22- Tăng cường chức năng tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng

23- Ức chế vi sinh vật có hại, kể cả vi khuẩn lao

24- Chống và tiêu viêm

25- Cường dương (chống liệt dương)

 

Đông trùng hạ thảo với phụ nữ

Đông trùng hạ thảo còn là vị thuốc thần kỳ đối với sức khoẻ và sắc đẹp của phụ nữ. Trong mỗi giai đoạn của cuộc đời mình, người phụ nữ luôn phải đối mặt với những thay đổi khác nhau trong cơ thể. Phụ nữ ngoài 35 được coi là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời. Sự sâu sắc, đằm thắm và chín chắn trong suy nghĩ là điều mọi người cảm nhận về chị em. Không chỉ có những ngọt ngào và nhẹ nhàng, ngoài áp lực cuộc sống và gia đình, người phụ nữ còn bắt đầu cảm nhận được những khác biệt trong cơ thể. Đó là những dấu hiệu đầu tiên của thời kỳ tiền mãn kinh sắp đến.

Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể gây ra những triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của chị em phụ nữ. Thiếu hụt hormone estrogen và progesterone là nguyên nhân chính dẫn đến những căng thẳng, những cơn bốc hỏa và nhiều rối loạn trong tâm lý của người phụ nữ. Mất ngủ kéo dài, tóc yếu rụng hay nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, tim mạch cũng là nỗi ám ảnh chị em khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh.

Bên cạnh các dấu hiệu kể trên, nám da cũng là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh. Những đốm hay mảng nám trên da ảnh hưởng đến ngoại hình và sự tự tin của chị em phụ nữ. Năm thành phần trong Đông trùng hạ thảo là polysaccharides, amino Acids, protein, nucleic acid và vitamin có tác dụng hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu tới bề mặt da và thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể. Qua đó có thể chăm sóc và làm đẹp da, chống lão hoá, giữ gìn sắc đẹp và sự tươi trẻ cho chị em. Sử dụng Đông trùng hạ thảo đúng cách, liều lượng kết hợp với ăn uống điều độ và giữ gìn sức khoẻ sẽ giúp chị em phụ nữ bước qua thời kỳ tiền mãn kinh một cách nhẹ nhàng hơn.

 

Vài lời của thầy thuốc

Là vị thuốc quý và hiếm được nhiều người sử dụng, ngày nay Đông trùng hạ thảo đã bị  nhiều người lạm dụng, giả mạo, bằng cách dùng loại côn trùng có nguồn gốc khác, hoặc gia công, tạo dáng những thứ khác để chế tạo ra Đông trùng hạ thảo. Do vậy, khi sử dụng cần phân biệt để có loại Đông trùng hạ thảo chính gốc.

Ở Việt Nam, nhân dân một số vùng núi, cũng thu hoạch các con sâu Brihaspa atrostigmella, sống trên cây chít, hay còn gọi là cây đót thysanoloena maxima O. Kuntze, họ lúa Poaceae để làm vị thuốc Đông trùng hạ thảo. Ngay ở Trung Quốc, ngoài vị Đông trùng hạ thảo giới thiệu ở trên, nhân dân ở một số vùng tỉnh Cát Lâm, Hà Bắc, Thiểm Tây, An Huy, Quảng Tây, Vân Nam … cũng lấy các con nhộng, hoặc các con sâu non, ký sinh, gọi là nhộng cỏ: C. Militaris (L.), Link, sau đó chế tạo ra sản phẩm với tên gọi “Đông trùng hạ thảo”, còn gọi là “bắc trùng thảo” cũng dùng với tính chất như Đông trùng hạ thảo ở Tây Tạng, Tứ Xuyên …

Học giả Lê Quý Đôn (1726 – 1784) từng nhận xét: Trên núi Tản, có nhiều loại thuốc quý, trong đó có Đông trùng hạ thảo. Tuy nhiên, loại Đông trùng hạ thảo sinh sản ở các vùng núi cao hơn mặt biển 4000 – 5000 mét như Tây Tạng, Từ Xuyên … Trung Quốc mới có giá trị, và được coi là vị thuốc quý và hiếm. Bởi vậy cần phải chú ý phân biệt khi mua và dùng vị thuốc này.

Hồng Bảo Thạch

Comments are closed.